Nam bệnh nhân 27 tuổi, sống tại Mường Nhé, Điện Biên được đưa vào Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng suy hô hấp nặng, nhịp tim nhanh (thường xuyên trên 140 nhịp/phút).
Qua khai thác bệnh sử, trước thời điểm nhập viện 5 ngày, nam thanh niên xuất hiện tình trạng sốt và khó thở tăng dần. Bệnh nhân vào bệnh viện huyện để thăm khám sau đó chuyển lên bệnh viện tỉnh.
Lúc này, bệnh nhân có tình trạng khó thở, nhịp tim nhanhFrom: web game casino. Các bác sĩ tại đây đã tiếnhành chụp cắt lớp vi tính cho bệnh nhân. Kết quả cho thấy hình ảnh viêm phổi, tràn dịch màng tim, tràn dịch màng phổi. Bên cạnh đó, kết quả xét nghiệm cho thấy người này dương tính với virus cúm B.
Khi tình trạng khó thở tiếp tục tiến triển, bệnh nhân được chuyển lên Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
Theo ThS.BS Trần Văn Bắc, Phó trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, tại thời điểm nhập viện, các bác sĩ đã phải can thiệp thở máy không xâm nhập (HFNC) cho bệnh nhân.
Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng nghi ngờ bệnh nhân có tình trạng viêm cơ tim, suy tim do cúm nên chỉ định làm xét nghiệm men tim và phát hiện men tim rất cao.
“Về lâm sàng, dù bệnh nhân bị tổn thương phổi nhưng không quá nặng nề, thế nhưng mức độ khó thở lại rất trầm trọngFrom: web game casino. Do đó, chúng tôi nghi ngờ có tình trạng viêm cơ tim dẫn đến suy tim”, BS Bắc thông tin.
Theo chuyên gia này, qua xét nghiệm và thăm khám, chức năng tim của bệnh nhân đã bị giảm đi rất nhiều.
Tình trạng này được nhận định là do cúm B gây ra, không phải suy tim có từ trước.
BS Bắc phân tích: “Với người bị suy tim thể nhẹ thì đã không thể lao động nặng, với bệnh nhân suy tim thể trung bình sẽ không thể hoàn thành việc leo cầu thang, đi bộ 100m. Trong khi đó trước đây, bệnh nhân lại rất khỏe mạnh, hay chơi như cầu lông nên loại trừ khả năng mắc suy tim trước đó”.
Theo chuyên gia này, nhiều người chủ quan với cúm B vì ít được nhắc đến. Tuy nhiên, cúm B hoàn toàn có thể gây ra các biến chứng nặng nề như cúm A: viêm phổi hay viêm cơ tim.
Có 2 con đường tiến triển nặng của bệnh nhân cúm B nói riêng và cúm mùa nói chung.
Thứ nhất là bản thân cúm gây viêm phổi nặng tiến triển nhanh.
Con đường thứ hai là trên nền bệnh nhân mắc cúm tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn khác bội nhiễm. Bệnh nhân thường tử vong do viêm phổi hoặc nhiễm trùng máu.
Phân tích sâu về nguyên nhân gây viêm cơ tim ở bệnh nhân mắc cúm B, theo BS Bắc có 2 “thủ phạm” chính. Bản thân độc lực của virus cúm B có thể tác động gây ra tình trạng viêm cơ tim. Cùng với đó, có cả vai trò của cơn bão cytokines do đáp ứng miễn dịch quá dữ dội của cơ thể.
Theo BS Bắc, sau quá trình điều trị, tình trạng của người đàn ông này đã tiến triển. Tuy nhiên, các y bác sĩ cần tiếp tục đánh giá hậu quả lâu dài của viêm cơ tim.
BS Bắc nói: “Sau khi bệnh nhân xuất viện sẽ phải tái khám, để kiểm tra xem tình trạng tim có cải thiện không và hồi phục ở mức độ nào.
Nhìn chung viêm cơ tim do cúm rất phức tạp, ảnh hưởng nặng nề lên quả tim. Nhiều ca có di chứng suy tim như cơ tim giãn gây ảnh hưởng trực tiếp đến và đời sống của bệnh nhân. Bệnh nhân phải hạn chế các hoạt động thể lực, cũng như ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt”.
Cũng theo chuyên gia này, trong công tác điều trị vẫn thỉnh thoảng gặp các bệnh nhân viêm cơ tim do cúm.
Từ trường hợp này, BS Bắc khuyến cáo người dân tuyệt đối không chủ quan với cúm, đặc biệt trong kiểu thời tiết mưa rét hiện nay của miền Bắc.
“Khi có dấu hiệu bất thường, người dân cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời”, BS Bắc khuyến cáo.